QML #1: Mạch biến phân
1.0. Lời tựa
Mạch biến phân (variational circuit), hay có tên gọi dễ hiểu hơn là mạch lượng tử được tham số hóa (parameterized quantum circuit)
1.1. Mạch lượng tử Apdatable
Mạch biến phân là nhóm thuật toán lượng tử phụ thuộc vào tham số tự do. Giống như những mạch lượng tử thông thường, chúng bao gồm ba thành phần:
-
Trạng thái khởi điểm ban đầu (ví dụ như $ 0\rangle$ - Mạch lượng tử $U(\theta)$ được tham số hóa bởi tập các biến tự do $\theta$.
- Phép đo trên đại lượng quan sát được (observable) $\hat{B}$. $\hat{B}$ có thể lấy được trên một phần của mạch.
Do đó, giá trị kì vọng của toàn bộ hàm $f(\theta)=\langle0 | U^{\dagger}(\theta)\hat{B}U(\theta)\rangle$, giống như trường hợp cổ điển, sẽ là một đại lượng vô hướng nào đó. Tập biến tự do $\theta=(\theta_1,\theta_2,…)$ sẽ được thay đổi để tối ưu hóa giá trị của $f(\theta)$ (hay được gọi là hàm loss \ cost). |
Mạch biến phân đã trở thành ý tưởng phổ biến trong việc thực thi các thuật toán lượng tử hiện nay.Tính hay ở mạch biến phân cho các thiết bị lượng tử hiện giờ là giải quyết được 2 tác vụ: (1) giảm thiểu độ lỗi của những mạch lớn (do lỗi từ bên trong những cổng cơ bản) và (2) giảm thiểu vấn đề phức tạp khi mỗi thuật toán lượng tử khi muốn thực thi phải phân rã thành tập các toán tử cơ bản chuẩn và được thực thi lần lượt trên phần cứng, thành một bước duy nhất bằng cách “học” một tác vụ nào đó.
Bằng cách này, các cổng có thể điều chỉnh một cách “tự nhiên” mà không cần phải lắp ghép, xây dựng từ một tập các cổng cơ bản. Ngoài ra, vấn đề lỗi có thể giảm thông qua quá trình tối ưu.
1.2. Tính chất
Tập tham số tự do $\theta$ và tập tham số cố định $x=(x_1,x_2,…)$ có thể truyền vào mạch dưới dạng đối số của các cổng cơ bản. Phương pháp này giúp chúng ta chuyển đổi thông tin cổ điển ($\theta$ và $x$) sang thông tin lượng tử (trạng thái $U(x;\theta) | 0\rangle$). Tham số cố định có thể đóng vai trò là dữ liệu đầu vào cho bài toán machine learning. |
Thông tin lượng tử có thể chuyển ngược trở về thông tin cổ đển bằng cách lấy giá trị kỳ vọng của đại lượng $\hat{B}$.
$f(x;\theta)=\langle\hat{B}\rangle=\langle0 | U^{\dagger}(x;\theta)\hat{B}U(x;\theta) | 0\rangle$ |
1.2. Ví dụ
Lấy ví dụ về máy tính lượng tử photon
1.3. Xử lý dữ liệu
Sau khi nhúng dữ liệu vào trạng thái lượng tử, chúng ta sẽ xử lý chúng.
Ví dụ: mạch $f(x_1,\theta_1)=x_1\cos(\theta_1)$ không có tham số tự do
Kết thúc bài 1
Tác giả
Vũ Tuấn Hải - Monadotory